Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở cực Bắc Việt Nam, được biết đến với vẻ đẹp của khung cảnh núi non hùng vĩ cùng không khí trong lành khác xa so với nơi phồn hoa đô thị. Tất cả đã tạo nên nét đẹp hấp dẫn thu hút những du khách thập phương đến tham quan viễn cảnh.
Lịch sử Cột Cờ Lũng Cú Hà Giang
Nếu bạn là dân mê du lịch chính hiệu , chắc chắn bạn không thể bỏ qua điểm du lịch nổi tiếng mang tên cột cờ Lũng Cú tại tỉnh miền núi Hà Giang. Đây chính là một biểu tượng thiêng liêng của dân tộc. Là biểu tượng phân chia ranh giới rõ rệt chủ quyền của đất nước.
Ảnh 1: Biểu tượng thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc (Nguồn https://www.instagram.com/vud.aki/)
Lịch sử Cột Cờ Lũng Cú Hà Giang
Rồng là biểu tượng gần gũi, quen thuộc gắn liền từ đời sống phong tục tập quán, cho đến những kiến trúc cổ điển thời xưa. Cho đến nay, biểu tượng đó vẫn luôn đi theo những công trình lịch sử của con người. Tại Hà Giang thân yêu, cột cờ Lũng Cú – hiện thân “chú rồng” đặc biệt, được coi là chứng nhân lịch sử lâu đời chứng kiến biết bao biến cố lịch sử dân tộc ta.
Quay lại một vòng thời gian về thời Lý, Lý Thường Kiệt đã nảy ra ý tưởng xây dựng cột cờ bằng cây sa mộc. Ồ, chắc hẳn bạn đang tự hỏi lý do tại sao ông lại chọn loại cây khá là thân thuộc đối với người dân nơi đây? Có lẽ rằng, sa mộc luôn được coi là có sức sống mãnh liệt, chịu được bất cứ khí hậu nào, cảm tưởng như luôn có những người lính gác tận tụy bảo vệ những con người đồng bào nhỏ bé, cam chịu bao thời gian qua. Xuất phát từ cơ sở đó, hình tượng cột cờ được mô phỏng cách điệu từ dáng đứng hiên ngang, mà uy nghi của loài cây này.
Ảnh 2: Hình ảnh cột cờ Lũng Cú đứng hiên ngang, vững trãi (Nguồn https://www.instagram.com/mytour.vn/. )
Mãi cho đến thời Pháp thuộc, khoảng những năm 1890, cột cờ đã sửa chữa lại khá nhiều, phải nói đến năm 2002, cột được nâng cấp xây dựng về quy mô, kích thước, độ cao khoảng 20 m, chân và bệ cột có hình lục lăng và họa tiết trang trí trống đồng Đông Sơn, mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc. Cán cờ quốc kỳ được cắm cao trên đỉnh cột với diện tích rộng 54 m2, phấp phới thả 54 anh em dân tộc bay lồng lộng trong gió. Tiếp đến năm 2010, UBND huyện Đồng Văn đã tiến hành sửa sang mới lại cột cờ. Biểu tượng cột cờ là hiện thân cho sự tự do độc lập đã hoàn lại, sau những cuộc đấu tranh đẫm máu, những đau thương mất mát mà dân tộc ta phải đánh đổi.