Ho Han Kiem Ha Noi

Hồ Hoàn Kiếm, Chơi gì, Ăn gì quanh Hồ Hoàn Kiếm

Ho Han Kiem Ha Noi
Cầu Thê Húc. Ảnh flickr.com/anhnqhnpc

Hồ Hoàn Kiếm là trung tâm của thủ đô, trái tim của cả nước. Đến Du lịch ở Hà Nội nói chung và Du lịch Phố Cổ Hà Nội nói riêng bạn chắc chắn không thể bỏ qua điểm thăm quan Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin Du lịch Hồ Hoàn Kiếm cũng như các thông tin hướng dẫn đi đến, ăn gì? chơi gì? ở gần Hồ Hoàn Kiếm.

Lịch sử và tên gọi Hồ Hoàn Kiếm

Tương truyền vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên từ hồ Lục Thủy sang Hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng Kim Qui. Chuyện kể răng Khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ, đóng đô ở Thăng Long. Trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng một cụ rùa lớn xuất hiện. Lê Thái Tổ giơ gươm ra thì gươm bay về phía cụ rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.

Đi đến Hồ Hoàn Kiếm như thế nào?

Nếu bạn ở trong khu khách sạn trong phố cổ thì bạn dễ dàng tự đi bộ tới Hồ Hoàn Kiếm. Hoặc sử dụng các phương tiện như xe ôm, xe đạp thuê ở khách sạn. Bạn có thể xin 1 bản đồ của khách sạn hoặc hỏi đường để tới Hồ.

Xe bus công cộng

Với các bạn ở xa trung tâm phố cổ, bạn có thể đi xe bus với nhiều tuyến khác nhau, bạn nên hỏi thêm những người chuyên đi xe bus để có hướng dẫn thêm, hoặc hỏi nhân viên nhà xe. Các tuyến xe bus đi qua Hồ Gươm:

Xe Buýt số 09 :

  • Lượt đi: Bờ Hồ – Đinh Tiên Hoàng – Lê Thái Tổ – Bà Triệu – Hồ Xuân Hương – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Trần Nhân Tông – Lê Duẩn – Khâm Thiên – Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn – Thái Thịnh – Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh – Chùa Láng – Đường Láng – ĐTC Cầu Giấy – Kim Mã – Liễu Giai – Văn Cao – Hoàng Hoa Thám – Ngọc Hà – Lê Hồng Phong – Điện Biên Phủ – Phan Bội Châu – Hai Bà Trưng – Hàng Bài – Đinh Tiên Hoàng – Bờ Hồ.
    xe buyt hanoi bus
    Xe bus ở Hà Nội
  • Lượt về: Bờ Hồ – Lê Thái Tổ – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Lê Hồng Phong – Đội Cấn – Liễu Giai – Kim Mã – ĐTC Cầu Giấy – Đường Láng – Chùa Láng – Nguyễn Chí Thanh – Huỳnh Thúc Kháng – Láng Hạ – Thái Thịnh – Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng – Khâm Thiên – Lê Duẩn – Trần Nhân Tông – Phố Huế – Hàng Bài – Đinh Tiên Hoàng – Bờ Hồ
  • Tuyến vòng kín
  • Tần suất: 15-20 phút/lượt.
  • Thời gian hoạt động: 5h00 – 21h05

Xe Buýt số 14: Bờ Hồ – Cổ Nhuế

  • Lượt đi: Bẫi đỗ xe Bờ Hồ – Cầu Gỗ – Hàng Thùng – Hàng Tre – Hàng Muối – Trần Nhật Duật – ĐTC Long Biên – Yên Phụ – Hàng Đậu – Quán Thánh – Thụy Khuê – Bưởi – Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng – Nam Thăng Long – Chợ Tân Xuân – Đường Chân cầu Thăng Long – Cổ Nhuế (Cạnh đường vào Làng Nhật Tảo)
  • Lượt về: Cổ Nhuế – Đường Chân cầu Thăng Long – Đường mới Chân Cầu Thăng Long (Đối diện KĐT Ciputra) – Phạm Văn Đồng – Bãi đỗ xe Nam Thăng Long – Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt – Bưởi (đường dưới) – Bưởi (đường trên) – Hoàng Hoa Thám – Dốc Đốc Ngữ – Đội Cấn – Văn Cao – Hoàng Hoa Thám – Phan Đình Phùng – Hàng Đậu – Trần Nhật Duật – Nguyễn Hữu Huân – Lò Sũ – Đinh Tiên Hoàng – Bãi đỗ xe Bờ Hồ
  • Tần suất: 15 – 20 phút/chuyến
  • Thời gian hoạt động: 5h05 – 21h05

Xe buýt số 36: Yên Phụ – Bờ Hồ – Linh Đàm

  • Lượt đi: Yên Phụ – ĐTC Long Biên – Trần Nhật Duật – Nguyễn Hữu Huân – Lò Sũ – Đinh Tiên Hoàng – Lê Thái Tổ – Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Lê Thánh Tông – Tăng Bạt Hổ – Yecxanh – Lò Đúc – Kim Ngưu – Minh Khai – Trương Định – Giải Phóng – Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Duy Trinh – KĐT Linh Đàm.
  • Lượt về: KĐT Linh Đàm – Giải Phóng – Trương Định – Minh Khai – Kim Ngưu – Lò Đúc – Yecxanh – Trần Thánh Tông – Lê Thánh Tông – Hai Bà Trưng – Hàng Bài – Đinh Tiên Hoàng – Trần Nguyên Hãn – Ngô Quyền – Hàng Vôi – Hàng Tre – Hàng Muối – Trần Nhật Duật – Yên Phụ – Long Biên.
  • Tần suất: 15 – 20 phút/chuyến
  • Thời gian hoạt động: 5h05 – 21h05

Xem thêm: Kinh nghiệm Du lich Pho Co Ha Noi

Đi taxi và xe ôm

Với taxi thì bạn nên chọn các hãng Taxi uy tín ở Hà Nội như : Mai Linh, Taxi group, rẻ hơn thì có Thanh Nga, Ba sao, Thành Công v.v.v

Chơi gì ở Hồ Hoàn Kiếm

Xung quanh Hồ Hoàn Kiếm có khá nhiều điểm thăm quan mà bạn cũng nên ghé qua khi tới đây. Hanoi trip sẽ giới thiệu các điểm nổi bật, các điểm khác nếu còn thời gian bạn có thể đi thêm. Các điểm thăm quan theo thứ tự ưu tiên từ đầu đến sau:

  • Đền ngọc Sơn & Cầu Thê Húc
  • Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ
  • Rạp múa rối nước Thăng Long
  • Tượng đài Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh
  • Đền Bà Kiệu (đối diện đền Ngọc Sơn)
  • Tượng Vua Lê
  • Kem Thủy Tạ
  • Cafe view đẹp tại tòa nhà Hàm Cá Mập

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn nằm trên một hòn đảo ở phí bắc của Hồ Hoàn Kiếm, được nối với phần bờ bằng cây cầu Thê Húc, sơn màu đỏ. Tới đây bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Gươm, chụp ảnh lưu niệm và tìm hiểu về văn hóa của ngôi đền, cũng như các câu chuyện lịch sử gắn liền với đền.

Đặc biệt kiến trúc của ngôi đền cũng khá đặc biệt. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo và thờ Đức Văn Xương Đế quân. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1 m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Đức Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.

Các nhân vật được thờ trong đền, ngoài Trần Hưng Đạo, Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, còn thờ Đức Phật Adiđà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Cầu Thê Húc

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Cầu được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”. Cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ. Tương truyền cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy, người ta xây lại cầu mới có chân làm bằng xi măng cốt thép, sàn và lan can làm bằng gỗ. Cầu có thiết kế cong cong và uốn như hình con tôm.

Vuon hoa Ly Thai To
Vườn Hoa Lý Thái Tổ. Ảnh: Kevin massey

Vườn hoa và tượng đài Lý Thái Tổ

Tượng đài Vua Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, trung tâm thủ đô Hà Nội. Tượng đài là một công trình kiến trúc văn hoá đẹp, nhằm tôn vinh Vua Lý Thái Tổ (974 – 1028), người có công khai sáng kinh thành Thăng Long.

Đây là nơi vui chơi công cộng của người dân Hà Nội, nằm kế bên hồ Hoàn Kiếm. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc mít tinh, sân khấu lớn của nhiều sự kiện lớn trong và ngoài nước. Và các ngày cuối tuần bạn có thể tới đây tham gia các lớp nhẩy hoặc trượt patin.

Mua Roi Nuoc Thang long
Múa rối nước tại rạp Thăng Long

Rạp múa rối nước Thăng Long

Nhà hát múa rối nước Thăng Long khá nổi tiếng, đây là rạp múa rối nằm trong khu trung tâm thuận tiện đi lại, phục vụ nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan và tìm hiểu về bộ môn Múa Rối Nước độc đáo có 1 không 2 tại Việt Nam và Thế Giới.

Thời gian biểu diễn & Giá vé

  • Hàng ngày : 15h00 – 16h10 – 17h20 – 18h30 – 20h00
  • Sáng Chủ Nhật 9.30
  • Ngoài ra Nhà hát múa rối Thăng Long phục vụ biểu diễn theo yêu cầu.
  • Giá vé : Từ 60.000 – 100.000VND/vé

Ăn gì ở gần Hồ Hoàn Kiếm

Xung quanh gần Hồ Hoàn Kiếm có khá nhiều hàng quán ăn ngon. Đa số sẽ là ăn chơi, và Cafe. Hanoi trip sẽ giới thiệu theo dạng ăn theo trưa, tối, ăn chơi.

Về ăn chơi và cafe

Tòa nhà Hàm Cá Mập: Bạn không thể bỏ qua tòa nhà Hàm Cá Mập nằm ngay đầu phố Hàng Đào và phố Cầu Gỗ. Đây là tòa nhà có view đẹp ra Hồ Gươm. Trên đó có nhiều nhà hàng và quán cafe phong cách, giá hơi cao vì đa số phục vụ khách du lịch.

Quán cafe Phố Cổ 11 Hàng Gai: đi sâu vào trong ngõ, leo lên những bậc cầu thang ngoằn nghèo, bạn sẽ tới các vị trí ngồi trên cao để ngắm nhìn ra Hồ Hoàn Kiếm. Quán khá lâu đời và có món Cafe trứng độc đáo. Lưu ý quán không có chỗ gửi xe máy, nên bạn phải gửi xe ở bờ Hồ gần đền Ngọc Sơn.

Kem Thủy Tạ: vừa là nhà hàng lại có 2 tiệm kem bên ngoài phục vụ du khách ăn Kem khi tới Hồ Gươm, đây cũng là 1 trong những món ăn chơi thú vị khi thăm Hồ Hoàn Kiếm. Đây là nhãn hiệu Kem nổi tiếng thứ 2 sau kem Tràng Tiền.

Hoa quả Dầm, Sữa Chua ở phố Tô Tịch: dọc phố có khá nhiều hàng quán bán món Hoa quả dầm, ăn rất ngon vào những ngày hè oi ả. Đây cũng là một trong những món ăn ngon được các bạn trẻ thích thú. Gần đây các quán còn du nhập thêm nhiều món Chè Thái, hoặc chè từ nhiều miền, làm đa dạng phục vụ nhiều sở thích khác nhau.

Bun Thang Ba Duc
Bún Thang Bà Đức 48 Cầu Gỗ

Bún Chả, Bún Thang

Hà Nội có nhiều quán bún chả ngon, nhưng nếu không có nhiều thời gian đi lại, bạn có thể thưởng thức món Bún Chả vào buổi trưa ngay tại phố Cầu Gỗ (quan đối diện ngõ chợ Cầu Gỗ), mình không nhớ tên nhưng bạn có thể tìm dễ dàng. Về món Bún Thang có 1 quán nổi tiếng bán vào buổi tối trên phố Cầu Gỗ, đó là quán Bún Thang Bà Đức ở 48 Cầu Gỗ, quán bán hàng ngày nhưng vào buổi tối. Bạn có thể tìm đến và thưởng thức 1 món ăn đặc sản của Hà Nội vô cùng hấp dẫn mà không có nơi nào ngon bằng.

Bún đậu mắm tôm, ngõ 31 phố Hàng Khay: phố Hàng Khay nằm ở phía xa khu phố cổ, vẫn là con phố ven hồ Gươm nhưng lại ko gần phố cổ. Thường quán bún đậu này phục vụ dân văn phòng và những người làm việc ở gần khu Hàng Khay, Tràng Tiền và Bà Triệu. Quán nhỏ và đông nên nếu bạn muốn thưởng thức món Bún Đậu 1 cách dễ thở thì ko nên tới đây. Còn nếu bạn muốn trải nghiệm và khám 1 nét riêng trong phong cách ăn uống của người Hà Nội thì rất nên thử cảm giá khi ăn ở đây.

Khách sạn gần Hồ Hoàn Kiếm

Sẽ có khá nhiều khu bạn có thể ở gần Hồ Gươm với nhiều mức giá khác nhau. Đa phần khách sạn quanh khu vực này có giá từ 450.000 đ – 700.000 đ tùy khách sạn. Một số điểm có nhiều khách sạn cho bạn lựa chọn như:

Khu vực phố Lò Sũ: tập trung nhiều khách sạn 3 sao nhưng chất lượng dịch vụ tương ứng 4 sao. Đa phần các khách sạn ở đây giá đều cao từ 700.000 đ – 1.200.000 đ / đêm. Trong đó có Indochina Legend chất lượng tốt giá khoảng 800k, và chuỗi khách sạn Gia Bảo Grande hoặc Gia Bảo Palace.

Khu vực phố Hàng Bè, ngõ Trung Yên : giá phòng có mềm hơn 1 chút, dao động từ 400.000 đ – 650.000 đ. Có thể tham khảo, Rising Dragon Legend, Hòa Bình Palace (sảnh lớn, có tầng hầm để được xe con 4-7 chỗ, ít khách sạn trong phố cổ có chỗ để xe như nơi này)

Phố Hàng Hành nổi tiếng Cafe nhưng cũng có khá nhiều nhà nghỉ và khách sạn giá hợp lý. Bạn cũng có thể đặt phòng ở đây với mức giá vừa phải.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *